Blockchain là gì?
Blockchain tạo ra một hệ thống sổ sách an toàn và minh bạch có sẵn cho tất cả các bên trong một chuỗi cung ứng bao gồm cả các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các nhà cung cấp hậu cần và các cơ quan quản lý. Tương tự như sổ cái trong kế toán, hệ thống sổ sách theo công nghệ blockchain biên soạn một bản ghi toàn diện về từng tài sản, tất cả các giao dịch trong lịch sử của nó và quyền sở hữu hiện tại của nó. Mỗi thay đổi trong sổ cái phải được xác nhận bởi tất cả các bên, mang lại sự tin cậy và sự minh bạch trong quy trình. Các thay đổi có thể được thực hiện bằng tay hoặc tự động bằng cách tuân theo một quy trình đã được thống nhất trước khi thiết kế công nghệ (smart contact). Các ứng dụng tiềm năng trải rộng trong nhiều ngành và lĩnh vực công nghiệp khác nhau, từ dịch vụ tài chính đến bán xe cũ. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đang tìm kiếm các ứng dụng tiềm năng cho ngành nông nghiệp. Blockchain cung cấp một hệ thống truyền thông an toàn hơn cho phép chia sẻ thông tin nhanh hơn và minh bạch hơn. Lợi ích chính của nó đơn giản là có thể chuyển dịch dữ liệu giao dịch từ các hệ thống bút chì và giấy đang được sử dụng sang kỹ thuật số nhằm mang lại sự minh bạch.Ứng dụng Blockchain trong nông nghiệp?
Blockchain hứa hẹn cải thiện truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Khả năng nhanh chóng dò tìm nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm sẽ là một công cụ vô giá trong các sự cố nhiễm bẩn. Với blockchains, các nhà quản lý có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc chất gây ô nhiễm và xác định phạm vi của các sản phẩm bị ảnh hưởng. Một phản ứng kịp thời hơn của các công ty thực phẩm có thể ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế lãng phí thực phẩm, và cả thiệt hại về tài chính. Một báo cáo của Viện Marketing Thực phẩm và Hiệp hội các nhà sản xuất (the Food Marketing Institute and Grocery Manufacturers Association) cho thấy rằng việc thu hồi lương thực trung bình chi phí 10 triệu đô la, chưa kể thiệt hại cho thương hiệu và bị mất doanh thu. Các báo cáo thu hồi cao khác đã có chi phí lên tới 1 tỉ đô la, ví dụ như vụ bùng phát khuẩn salmonella trong hạt lạc năm 2009. Trong khi mã UPC (mã sản phẩm viết tắt trong tiếng anh: Universal Procduct Code) cung cấp một số tính năng theo dõi, phần lớn thông tin này được ghi lại trong các cơ sở dữ liệu và các kho lưu trữ chưa được lưu trữ kĩ thuật số. Một hệ thống theo dõi có thể truy cập dễ dàng hơn và dễ truy vấn hơn có thể được xây dựng bằng công nghệ blockchain, giảm thời gian để các tổ chức và cơ quan có thẩm quyền xác định nguồn gốc gây ô nhiễm thực phẩm. Hơn một phần ba số lương thực được nuôi trồng bị lãng phí, và rác thải thực phẩm làm cho ngành công nghiệp thực phẩm thiệt hại lên đến gần một nghìn tỉ đô la hàng năm. Khi các giao dịch blockchain có thể được hoàn thành nhanh hơn và ít có khả năng bị tranh chấp, việc tiêu hao cùng chuỗi cung ứng cũng có thể được giảm bớt. Chúng cũng có thể giúp xác định các nút thắt cổ chai đang góp phần làm lãng phí. Tính minh bạch bổ sung rằng các mô hình blockchain có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại gian lận thực phẩm. Khi nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ, non-GMO (thực phẩm không biến đổi gen: non Genetically modified organisms) và thức ăn không chứa kháng sinh tăng cao, tin tức đang lan tràn với các trường hợp dán nhãn gian lận. Các giao dịch nhỏ nhất – dù ở nông trại, nhà kho hay nhà xưởng – có thể được giám sát hiệu quả và truyền đạt trên toàn bộ chuỗi cung ứng khi kết hợp với công nghệ IoT (Internet of things) như cảm biến và thẻ RFID. Maersk, một công ty vận chuyển và hậu cần, có chuỗi cung cấp liên lục địa liên quan đến hàng chục nhân viên và hàng trăm sự tương tác. Họ ước tính rằng blockchain có thể tiết kiệm cho họ hàng tỷ bằng cách cải thiện hiệu quả làm giảm gian lận và lỗi của con người. Lợi ích của sự mở rộng nhiệt tình đến tất cả những người tham gia thị trường trung thực. Các công nghệ Blockchain có thể ngăn chặn việc tước đoạt giá và thanh toán chậm, đồng thời loại bỏ các trung gian và giảm phí giao dịch. Điều này có thể dẫn đến giá cả hợp lý hơn và thậm chí giúp nông dân nhỏ nắm giữ một phần lớn hơn giá trị cây trồng của họ. Lấy ví dụ những nông dân trồng cà phê nhỏ ở Kenya. Cà phê tại Kenya trao đổi thường lấy giá khoảng 15 lần so với những gì người nông dân được trả tiền – và sau đó các nhà rang xay lại trả nhiều hơn. Blockchain có thể làm tăng giá trị minh bạch giữa nông dân và thị trường. Grain millers (một trong những người mua yến mạch lớn nhất ở Tây Canada) hiếm khi có trách nhiệm với nông dân. Họ thường báo cáo sản lượng xay xát thấp hơn, vì vậy nông dân không nắm bắt được giá trị thực sự của vụ mùa. Trong các trường hợp khác, các công ty vận tải báo cáo thua lỗ cao hơn và thương nhân báo cáo mức giá thấp hơn những gì đã được thực sự phân bổ tại địa phương. Khi mỗi người tham gia chuỗi cung ứng báo cáo số liệu tương tự cho cả người gửi và người nhận hàng, thì giá trị thực sự của vụ thu hoạch của nông dân có thể dễ dàng xác minh.

Rào cản ngăn chặn việc thông qua Blockchain
Công nghệ Blockchain có thể giống như một liều thuốc chữa bách bệnh cho những vấn đề đa dạng gây cản trở cho ngành thực phẩm và nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng có rất nhiều giải pháp theo dõi chuỗi cung ứng đã được áp dụng, và "blockchain là một giải pháp đang tìm kiếm một vấn đề." (A solution looking for a problem – một giải pháp mà không giải quyết bất kỳ vấn đề cụ thểnào. Các giải pháp như vậy thường do các biên tập viên thiếu kinh nghiệm thực hiện có thiện chí. Những giải pháp này được đề xuất chỉ vì sự thay đổi và không mang lại bất kỳ lợi thế thực tiễn nào. Như vậy, những điều này rất khó có được sự đồng thuận của cộng đồng, vì việc thực hiện chúng có thể đòi hỏi chi phí phát triển mà không có bất kỳ lợi ích hữu hình nào) Ngoài ra còn có nhiều trở ngại tiếp nhận mà làm giảm các lợi ích của các giải pháp blockchain. Tất cả các bên trong một chuỗi cung ứng phải chấp nhận tiếp nhận công nghệ trong khi tất cả các công ty và tổ chức đều không linh hoạt. Sự tham gia đầy đủ của tất cả người tham gia là cần thiết để tích hợp blockchain thành công. Việc chấp nhận blockchain lan rộng đòi hỏi phải có quyền truy cập vào một kết nối internet đáng tin cậy. Ngoài các nông hộ nhỏ ở các nước đang phát triển, băng truyền không phải là lựa chọn khả thi cho nhiều nông dân sống ở nông thôn. Khoảng 10 phần trăm tổng dân số Hoa Kỳ không có kết nối internet tốc độ cao. Con số này nhảy vọt lên 39% tại các vùng nông thôn của Hoa Kỳ. Việc thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết cho các giao dịch kỹ thuật số sẽ cần được giải quyết trước khi người nông dân có thể tiếp tục sử dụng blockchain.
Kết luận
Blockchain có thể chuyển đổi nông nghiệp, nhưng kết quả này rất xa trong tương lai. Công nghệ này sẽ nhận được rất nhiều cơ hội để thành công vì an ninh lương thực trở thành một thách thức đáng báo động khi đối mặt với sự thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, có rất nhiều cạm bẫy có thể ngăn chặn việc áp dụng blockchain trong chính nội tại của nó. Sự khác biệt trong quy định cũng có thể ngăn chặn việc áp dụng rộng rãi, đặc biệt là trong các công ty thực phẩm và nước giải khát quốc tế. Mặc dù các nông hộ nhỏ ở các nước đang phát triển có thể hưởng lợi nhiều nhất từ blockchain nhưng họ cũng gặp khó khăn nhất khi áp dụng nó. Mạng kết nối rời rạc, công nghệ lạc hậu, và thiếu hụt kiến thức có thể cản trở việc thực hiện blockchain hoặc ít nhất cũng đòi hỏi sự cải tiến hơn nữa để thành công. Cũng có nhiều hoài nghi về tuyên bố và lợi ích. Những người ủng hộ blockchain lập luận rằng nó có thể làm nhanh thời gian giao dịch và sự tin tưởng giữa các bên, bởi vì tất cả các bên cần ký kết vào từng giao dịch không thay đổi. Việc tìm ra sự cân bằng về sự linh hoạt trong các hệ thống blockchain tùy chỉnh có thể cho phép tất cả các bên hưởng lợi từ công nghệ có tiềm năng mạnh mẽ này.(st)